Nhu cầu thẩm mỹ tăng cao, do đó ngày càng có nhiều người tìm đến niềng răng để cải thiện các khuyết điểm về răng hay sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, để niềng răng thì bác sĩ sẽ phải tác động lực kéo lên răng giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Chính vì điều đó không ít người có ý định niềng răng nhưng lại lo lắng liệu răng yếu có niềng được không? Vẫn niềng được hay phải tìm đến phương pháp khác? Nếu bạn có những thắc mắc tương tự thì tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Răng bị yếu do đâu?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến răng bạn ngày càng yếu hơn, ăn nhai kém, xỉn màu, ê buốt, đau khớp thái dương hàm,… Có người sinh ra bẩm sinh răng đã yếu. Nhưng cũng có rất nhiều người do cách ăn uống, chăm sóc răng miệng hằng ngày khiến răng nhạy cảm, không còn chắc khoẻ như xưa.
Nguyên nhân bẩm sinh
Trong quá trình mang thai, người mẹ không bổ sung thường xuyên dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và tốt cho xương. Do đó, ngay từ khi sinh ra, lớp men răng bên ngoài của trẻ rất yếu, không đủ cứng để bảo vệ và cách ly ngà răng, tủy răng, khiến răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… Việc ăn uống cũng khó khăn hơn, luôn cảm thấy ê buốt khi ăn uống các thực phẩm quá lạnh, quá nóng hoặc có tính axit.
Cách chăm sóc răng miệng mỗi ngày
Chế độ ăn uống:
- Thường xuyên ăn uống các thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate, đường, axit dẫn đến tình trạng men răng bị mòn, làm răng yếu đi.
- Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tiêu thụ đường và biến đổi thành axit, làm bào mòn và suy yếu men răng. Men răng là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ răng. Một khi mất men răng sẽ khó có thể tự tái tạo lại được.
- Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên, bánh mì, pizza, mì sợi cũng có thể bám vào giữa các kẽ răng. Những loại tinh bột này không ngọt giống đường nhưng cũng sẽ chuyển hóa thành đường gây hư hại men răng.
- Các loại nước ngọt có gas, đồ uống thể thao là những thực phẩm khiến răng bị yếu đi nếu dùng thường xuyên. Không chỉ có lượng đường nhiều, hầu hết các loại nước này đều chứa phosphoric và axit citric ăn mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiết ra nhiều axit hơn.
Cách vệ sinh răng miệng:
- Không vệ sinh răng miệng thường xuyên: Các mảng bám thức ăn vẫn còn trên bề mặt, bám trong các kẽ răng chưa được làm sạch sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Sử dụng tăm xỉa răng: Tăm không chỉ làm răng thưa hơn mà còn làm tổn thương nướu răng. Nướu bị xước hoặc chảy máu làm cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và phát triển tại vết thương hở dẫn đến tình trạng viêm nướu. Viêm nướu tiến triển nặng sẽ hình thành bệnh lý viêm nha chu.
- Chải răng sai cách: Lực chải răng quá mạnh, hướng chải răng sai cách làm tổn thương nướu, mòn men răng. Nên chải răng theo chiều dọc sẽ tốt hơn cho răng của bạn.
Các bệnh lý bên trong cơ thể
Tuyến nước bọt hoạt động kém làm cho khoang miệng lúc nào cũng khô, việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, khó nhai nghiền kỹ, khó nuốt do thức ăn chưa được làm ẩm. Việc này kết hợp thêm không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, mắc các bệnh lý răng miệng.
Các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, axit trong dạ dày làm men răng suy yếu và mòn đi.
Răng yếu có niềng được không?
Để biết câu trả lời chính xác thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng cụ thể. Không phải ai cũng sẽ có phương án điều trị giống nhau.
Nếu răng bị yếu do mắc các bệnh lý răng miệng thì trước tiên bạn cần phải điều trị dứt điểm và khôi phục lại sức khỏe răng miệng. Sau khi đánh giá tình trạng răng đã ổn định và khỏe mạnh, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng cho bạn. Trong quá trình niềng, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, vệ sinh để hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng và đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra cũng như kiểm soát được lực tác động của khí cụ lên răng.
Trong trường hợp răng yếu do bẩm sinh thì bạn hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước đi đưa ra quyết định niềng răng. Như đã giải thích ở trên, cơ chế niềng răng dựa vào lực tác động của các khí cụ lên răng nhằm đưa răng về vị trí như mong muốn. Với những chiếc răng chắc khỏe thì việc này diễn ra bình thường dưới sự kiểm soát của bác sĩ theo phác đồ điều trị. Tuy nhiên, khi răng không đủ khoẻ, dễ bị nhạy cảm, kích ứng, không có khả năng chịu lực thì rất khó kiểm soát theo ý muốn. Răng sẽ có nguy cơ dịch chuyển sai lệch dẫn đến hỏng khớp cắn, sai lệch khớp cắn, hỏng răng,…
Chính vì những lý do trên nên nếu bạn đang băn khoăn “Răng yếu có niềng được không?” thì nên thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ nha khoa uy tín, có chuyên môn. Điều này để đảm bảo bạn có được chẩn đoán chính xác nhất để được ra được kế hoạch điều trị tối ưu. Việc niềng răng cho răng yếu cũng cần được lên kế hoạch chi tiết và được kiểm soát hiệu quả bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Trên thực tế, răng yếu ở mức độ nhẹ vẫn có thể niềng được tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có được phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu vẫn quyết định niềng răng, hãy tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ để quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, thuận lợi nhất có thể. Răng yếu tương đối khó niềng, do đó đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn mà kinh nghiệm dày dặn.
Trường hợp nào không nên niềng răng?
Niềng răng được đánh giá là giải pháp tối ưu trong việc điều trị sai lệch răng và khớp cắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể niềng được ngay. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì nên cân nhắc thật kỹ trước khi niềng.
Mắc bệnh nha chu nặng
Viêm nha chu là bệnh răng miệng nguy hiểm phát triển từ viêm lợi không được điều trị, xử lý, xảy ra ở các tổ chức quanh răng. Khi đó vi khuẩn sẽ tấn công vào nướu lợi và gây ra hiện tượng sưng tấy, viêm nhiễm. Ban đầu là viêm nướu nặng sau đó vi khuẩn sẽ theo các vết thương hở đi vào trong tiến triển thành viêm nha chu. Các tổ chức nha chu bị tổn thương bao gồm nướu lợi, xương hàm, dây chằng quanh răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm, các tổ chức này sẽ mất đi khả năng nâng đỡ răng khiến răng ngày càng suy yếu.
Lúc này không nên niềng răng vì nếu tác động lực dịch chuyển các răng bị nha chu thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Thậm chí có thể khiến răng bị lung lay và mất răng vĩnh viễn.
Hỏi đáp: Răng chết tủy có niềng được không?
Bọc quá nhiều răng sứ
Việc niềng răng cần xem xét kỹ lưỡng và không nên niềng răng nếu răng sứ không còn bền chặt, không gắn liền với cùi răng. Bởi khi đó, việc tác động lực sẽ không đồng bộ giữa cùi răng và răng có thể khiến răng sứ bị bật ra ngoài, không thể di chuyển theo dự định của bác sĩ.
Ngoài ra, một số trường hợp sử dụng mắc cài chỉnh nha khó gắn mắc cài lên răng sứ do bề mặt chúng quá trơn nhẵn, không có độ bám dính tốt như răng thật. Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý nữa rằng, không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, một phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng sứ.
Có thể bạn quan tâm: Mất răng có niềng được không?
Không niềng răng khi mắc các bệnh lý cơ thể
Những người mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường, cao huyết áp…được khuyến cáo không nên niềng răng.
Thứ nhất là niềng răng sẽ gây cảm giác khó chịu, căng thẳng và dễ làm tái phát bệnh lý để lại hậu quả nghiêm trọng.
Thứ hai là cơ thể lúc đó có khả năng chống lây nhiễm rất kém, mà việc xử lý các vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó lành, dễ gây nhiễm trùng.
Chính vì lẽ đó mà việc trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Khi khám, bạn cũng cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đọc thêm: Răng sâu có niềng được không?
Trường hợp răng và xương hàm yếu
Điều kiện cơ bản để niềng răng hiệu quả là răng và xương hàm phải khỏe mạnh. Trường hợp răng và xương hàm yếu thì khi dịch chuyển răng sẽ tạo thành gánh nặng cho răng, dù có thể dịch chuyển răng thì kết quả cũng không thể duy trì lâu dài. Theo thời gian răng sẽ dần bị chạy lại vị trí cũ do lực ăn nhai hoặc những tác nhân bên ngoài.
“Răng yếu có niềng được không?” không có câu trả lời tuyệt đối bởi sức khỏe răng miệng của mỗi người là khác nhau. Bạn nên đi thăm khám nhiều nơi, tham khảo ý kiến từ nhiều bác sĩ chuyên môn để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. Tốt nhất hãy tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín, với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
Vì sao bạn nên lựa chọn Nha khoa Thúy Đức?
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Nha khoa đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới.
- Phòng khám chỉ sử dụng mắc cài cao cấp Ormco Hoa Kỳ – Thương hiệu mắc cài lâu đời và uy tín nhất thế giới.
- Ngoài ra, phòng khám hỗ trợ trả góp linh hoạt với lãi suất 0% cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page